Thuyết Sáng thế và Tiến hóa

Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Hồ Chí Minh


Bức tranh Bản điếu văn của Pericles. Philipp Foltz (1852).

Gần đây, tôi thật sự sửng sốt về mức độ thất học và sự lạc hậu đến thảm hại khi đọc được rằng cứ 10 người Mỹ thì có 4 người tin rằng Chúa đã tạo ra Trái đất cách đây mười nghìn năm. Tôi vẫn biết rằng thuyết sáng thế [niềm tin cho rằng vũ trụ và sự sống do thần thánh tạo nên] còn tồn tại ở Mỹ, và thậm chí nó còn được dạy ở một số trường học ở miền Nam nước này. 


Theo các nhà phân tích, những người theo thuyết sáng thế Mỹ không muốn con cái của họ học về thuyết tiến hóa vì họ sợ rằng nếu học, chúng sẽ không còn tin vào Chúa nữa. Tôi thấy không thể hiểu nổi, tại sao ở thế kỷ 21 mà một quan điểm tuyên truyền ngu dân như vậy vẫn còn tồn tại. 


Điều mà tôi thấy đặc biệt bị xúc phạm là sự thiếu tôn trọng của những người cha, người mẹ theo thuyết sáng thế với những đứa trẻ: Họ nghĩ rằng chúng quá ngờ nghệch để có những quan điểm riêng, họ cố tình duy trì tình trạng ngu xuẩn như vậy của con mình để niềm tin của chúng vào thánh thần luôn được đảm bảo. Thần thánh nào mà lại ép buộc tín đồ tôn thờ mình? Ngược lại, tôn trọng giới trẻ đồng nghĩa với việc mở mang đầu óc của chúng tới những cái nhìn khác để chúng có thể chấp nhận bất cứ niềm tin nào mà chúng thấy thuyết phục nhất. 


Tôn giáo thuộc về đức tin, nhưng điều đó không có nghĩa rằng tôn giáo nên xây dựng dựa trên nền tảng của sự vô minh và các tín đồ tôn giáo lại không nên học về các giáo lý của tôn giáo khác. Hoàn toàn ngược lại. Hồi còn là sinh viên, ngay sau Thế chiến thứ II, khi những nguy hại của chủ nghĩa phát xít đã trở nên rõ ràng, tôi nhớ đã tìm đọc bản tuyên ngôn của Hitler, cuốn Cuộc tranh đấu của tôi (Mein Kampf). Tôi làm như vậy vì tò mò muốn hiểu tại sao một quốc gia văn minh, nhân ái, với nền văn hóa phong phú như vậy lại có thể rơi vào tình trạng đê hèn đến như vậy. Khi đó rất khó để có thể tìm được một bản sao của cuốn sách vì nó được coi là “nhạy cảm” và đọc cuốn sách đó bị cho là phạm tội. Nhưng ngược lại, tôi đọc thấy Mein Kampf thực ra là liều thuốc giải độc, càng khiến người ta thêm chống lại chủ nghĩa phát xít mà Hitler và Mussolini đã áp đặt lên người dân bằng việc tẩy não họ và xây dựng nó trên nền tảng của sự thiếu hiểu biết2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo nói chung và của KH&CN nói riêng trong sự nghiệp phát triển đất nước: Việt Nam cần chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào lao động giá rẻ sang một nền kinh tế tri thức. Điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đào tạo nên một thế hệ công dân có trách nhiệm, có tư duy mở và có nhận định phản biện cho phép họ quyết định con đường mang lại lợi ích tốt nhất cho đất nước.


Khoa học là một công cụ tuyệt vời để tôi luyện những phẩm chất như vậy: khoa học không chấp nhận những lập luận dựa vào quyền thế, những lập luận mập mờ, được che đậy, mâu thuẫn với chính lý thuyết của nó. Khoa học không phải là tôn giáo. Người không làm khoa học thường nghĩ rằng lý thuyết khoa học là một thứ gì đó có thể tin hoặc không; họ nghĩ như thể có người ủng hộ hay phản đối thuyết tương đối hẹp và tương đối rộng, có người ủng hộ hay phản đối cơ học lượng tử, sinh học phân tử và thuyết tiến hóa. Thực ra, khoa học không dựa vào niềm tin, lý thuyết hiện tại chỉ là lý thuyết tốt nhất cho đến thời điểm đó và nó sẽ được thay thế trong tương lai bởi một lý thuyết tốt hơn, chính xác hơn và tổng quát hơn: khoa học không có tham vọng đạt đến chân lý tuyệt đối.  


Là nhà khoa học, chúng ta phải có trách nhiệm đề cao tính “phản biện” của lý luận, theo cái nghĩa mà Kant sử dụng từ này khi viết cuốn Phê phán lý tính thuần túy. Chúng ta cần dạy cho thế hệ trẻ cách nhìn thế giới xung quanh với con mắt và tư duy mở; họ cần phải tìm hiểu quan điểm của người khác để làm giàu thêm quan điểm của chính mình và để có thể phản bác một cách có lý. Giữa tri thức và sự ngu dốt, ta chọn tri ​​thức; giữa tiến hóa và chủ nghĩa sáng thế, ta chọn tiến hóa. □

————-

1  http://hrlibrary.umn.edu/education/thucydides.html 

2 https://www.dw.com/en/cultural-incineration-80-years-since-nazi-book-burnings/a-16798958


Đã hai mươi lăm thế kỷ kể từ khi Khổng Tử ca ngợi vai trò của giáo dục và tri thức trong việc đạt tới sự thông tuệ: “Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi”. Đã hai mươi lăm thế kỷ kể từ khi Pericles dạy con người cách chung sống; thế nhưng khi so sánh bản điếu văn nổi tiếng1 của Pericles với những đoạn tweet của Donald Trump, tôi không khỏi bị mất tinh thần bởi sự suy thoái mà nó hiển hiện. Hai mươi lăm thế kỷ nhưng chúng ta không thực sự vượt trội; sự ngu muội vẫn tiếp tục tàn phá thế giới này. Làn sóng chủ nghĩa dân túy đang làm rung chuyển thế giới phương Tây, từ Mỹ của Donald Trump đến Anh của Nigel Farage; chủ nghĩa dân túy xây dựng dựa trên sự thiếu hiểu biết của những người ủng hộ: thiếu hiểu biết về toàn cầu hóa, thiếu hiểu biết về lịch sử thế giới hiện đại, về các cuộc chiến tranh thế giới, và về những bài học từ những chính thể mà thế giới đã trải qua.

Tác giả