Nga phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi để khám phá Bắc cực

Theo hãng thông tấn Nga Sputnik, Nga sẽ sớm xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên nhằm mục tiêu khám phá các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng Bắc Cực.


Akademik Lomonosov là nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Nga

Sputnik dẫn một thông tin cho rằng, trong thời gian gần đây, Nauy đã quyết định cho phép một số công ty dầu mỏ tìm kiếm mỏ dầu tại Bắc Cực, trong đó bao gồm cả vùng biển Barents, gần vùng biển thuộc Nga.

Là nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí gas, Bắc băng dương thu hút sự chú ý của năm cường quốc: Canada, Đan Mạch, Mỹ, Nauy và Nga. Hiện Nga cũng đang phát triển những công nghệ mới để củng cố thêm vị trí vững chắc của mình tại khu vực này.

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, bất kỳ dự án sản xuất ở quy mô công nghiệp nào ở Bắc Băng dương cũng tiêu tốn rất nhiều điện năng, và đó là lý do giải thích vì sao, Nga đang phát triển công nghệ nhà máy điện hạt nhân nổi, một bài báo trên Le Huffington Post cho biết.

Rosenergoatom, công ty thành viên của Rosatom, đã thực hiện một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi công suất nhỏ từ năm 2006 tại Bắc Băng dương.

Akademik Lomonosov, tên gọi của nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Nga, đã được đặt nền móng vào ngày 15/4/2007. Thùng lò không tự vận hành (non-self-prolled vessel) được sản xuất tại Sevmash Shipyard ở Severodvinsk, lắp đặt vào năm 2010 và được chờ đợi sẽ được chở tới vào địa điểm xây cất vào tháng 10/2016.

Thùng lò này có thể được sử dụng như một công cụ để khử muối trong nước. Vòng đời của nó vào khoảng 40 năm. Nhờ vậy, Akademik Lomonosov có thể trở thành một nhà máy điện hạt nhân lưu động.

Nga không loại bỏ khả năng xuất khẩu loại hình nhà máy điện hạt nhân kiểu này. Rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay tỏ rõ mối quan tâm đến nhà máy điện hạt nhân nổi, trong đó có Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Dĩ nhiên, việc xuất khẩu các nhà máy điện hạt nhân của Nga, không chỉ thùng lò, đều phải tuân thủ các điều ước của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Vì vậy, những nhà máy điện hạt nhân nổi theo công nghệ Nga, sẽ được dành để cho thuê theo hợp đồng được ký kết. Để thúc đẩy khả năng này, điều Nga đang quan tâm hơn cả là điều khoản quy định cũ về địa điểm dành cho các nhà máy điện hạt nhân nổi hiện không còn phù hợp với điều luật quốc tế và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Theo điều luật này, các quốc gia chỉ có thể nhập các thùng lò dùng để sản xuất điện còn Nga chỉ cung cấp các vật liệu hạt nhân.

Thùng lò của nhà máy điện hạt nhân nổi có chiều dài 1444.4m, rộng 30m, dung tích 21,500 tấn. Nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga gồm 2 lò phản ứng KLT-40, có thể sản xuất tới 70 MW điện năng hoặc 300 MW nhiệt lượng, đủ để cung cấp điện cho một thị trấn với khoảng 200.000 dân cư.

Tác giả